Nói đến quan hệ pháp luật dân sự là nói đến một quan hệ pháp luật rộng điều chỉnh hai mối quan hệ chủ yếu là quan hệ (quyền & nghĩa vụ) nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện thỏa thuận, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Quan hệ nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác (Khoản 1, điều 25, Bộ luật dân sự năm 2015). Quyền nhân thân được quy định cụ thể bao gồm các quyền năng như: Quyền có họ tên (điều 26); Quyền thay dổi họ tên (điều 27, 28); Quyền khai sinh, khai tử (điều 30); Quyền xác định dân tộc, quốc tịch (điều 29,31); Quyền đối với hình ản cá nhân (Điều 32); Quyền bảo toàn sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm (ĐIều 33, 34); Quyền hiến tạng (Điều 35); quyền xác định lại, chuyển đổi giới tính (Điều 36, 37); Quyền bảo vệ bí mật đời tư (điều 38)... và một số quyền khác.

+ Quan hệ tài sản bao gồm quyền và nghĩa vụ đối với tài sản hữu hình (vật, tiền, giấy tờ có giá) và quyền đối với tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất...)

Nói một cách đơn giản nhất thì Quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống thường nhật của người dân được nhà nước bảo vệ và điều chỉnh dựa trên những chuẩn mực pháp lý xác định nhằm tạo ra sự phát triển ổn định, hài hòa.

 

Vậy, tại sao cần phải nhận được luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến ? 

Quan hệ pháp luật dân sự luôn tồn tại những mâu thuẫn nội tại và rất dễ phát sinh tranh chấp trên thực tế.

+ Quan hệ nhân thân thường là đối tượng nhạy cảm và dễ bị xâm hại nhất nếu không được tư vấn và bảo vệ kịp thời.

Quan hệ về tài sản là quan hệ đặc biệt và thường xuyên xảy ra những tranh chấp trên thực tế.

và nhiều nguyên nhân khách quan khác dẫn đến tranh chấp dân sự là một trong những dạng tranh chấp phổ biến nhất tại tòa án.