1. Khoản 1, Điều 56 LHNGĐ năm 2014:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

ð  Căn cứ cho ly hôn theo yêu cầu của một bên bao gồm:

- Vợ hoặc Chồng có hành vi bạo lực gia đình.

- Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng .

- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng.

- Đời sống chung không thể kéo dài.

- Mục đích hôn nhân không đạt.

2. Hồ sơ khởi kiện ly hôn đơn phương

(Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện).

- Đơn xin ly hôn (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).

- Sổ hộ khẩu , CMTND (bản sao chứng thực).

- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có).

- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ).Đăng ký xe,sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).

Chú ý: Sổ hộ khẩu cả bên chồng và bên vợ.

3.Trình tự thủ tục

B1: Nộp đơn khở kiện xin ly hôn tại nơi chồng đang cư trú, làm việc. ( K đi được có thể gửi chuyển báo phát đến tòa).

B2: Nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Toàn san sẽ yêu cầu đương sự (vợ) nộp tiền tạm ứng án phí (trong 05) ngày kể từ khi nhận.

B3: Tòa thụ lý và tiến hành hòa giải tại tòa 2 lần trong 1 tháng, khi không hòa giải được sẽ tiến hành đưa ra xét xử

B5: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

4. Quyền nuôi con

Với con dưới 3 tuổi do mẹ nuôi nhưng mẹ phải đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác

Chú ý:  Nơi cư trú Điều 43. Nơi cư trú của vợ, chồng

1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.