Căn cứ theo Điều 6 – LSHTT Quyền tác giả phát sinh kể tử khi tác phẩm được sang tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

            Đăng ký bản quyền tác giả hiện nay là bước đầu tiên để bảo vệ tác phẩm khi đưa ra thị trường, sẽ tránh làm phát sinh những tranh chấp không đáng có về thời điểm sang tạo cũng như về tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm.

            Quy trình tiến hành để nộp đơn, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đăng ký bản quyền cần chuẩn bị các tài liệu như sau:

  1. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát song đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.

Tờ khai nêu tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm. Ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm tái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong Tờ khai.

b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với những công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn,cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

c) Giấy ủy quyền cho đơn vị đại diện (nếu có).

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

2. Quy trình thời gian Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Trong thời hạn tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

            - Đối với Quyền nhân thân về (Đăth tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác sửa chữa, cắt xét hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả) bảo hộ vô thời hạn.

            - Đối với Quyền tài sản (Quy định tại điều 20 _LHSTT) bảo hộ có thời hạn như sau:

   + Tác phẩm điện ảnh,nhiếp ảnh,mỹ thuật ứng dụng,tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lămnăm,kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh,nhiếp ảnh,mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm,kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm,kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh,khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

+ Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.